Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Lấy phiếu tín nhiệm giúp các cán bộ “tự soi”, “tự sửa”
Việt Nam không chọn phe, chọn phái, chỉ chọn lẽ phải và chính nghĩa
Đã và đang có người “tát nước theo mưa”, “mượn gió bẻ măng” theo kiểu “đục nước béo cò”, vin vào cớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm chính thức nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngay sau Đại hội lần thứ XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc theo lời mời của ông Tập Cận Bình sau ngày ông được bầu lại làm Tổng Bí thư nhiệm kỳ mới để tuyên truyền sai trái rằng, “Việt Nam đã chọn phe”, “đã ly dị phương Tây”, “đi theo Trung Quốc”, “chấp nhận cống nạp, lệ thuộc Thiên Triều”; “Đảng Cộng sản Việt Nam đánh đổi vị thế độc lập chủ quyền để lấy thứ hòa bình viễn vông và một thứ hữu nghị sáo rỗng”, v.v..
Đây là những quan điểm lệch lạc, thiếu thiện chí, thể hiện rõ tầm nhìn hạn hẹp, chủ quan, duy ý chí, “chỉ thấy cây mà không thấy rừng”, nặng về áp đặt thiên kiến cá nhân, mang nặng tính khiêu khích, kích động, gây chia rẽ, “thổi lửa hận thù”, làm mất hòa khí, tước bỏ mọi sự cố gắng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc của nhân dân ta. Hơn thế nữa, còn có ý kiến cho rằng, “Đảng Cộng sản Việt Nam đã quên quá khứ”; “phớt lờ cuộc chiến tranh Biên giới phía Bắc tháng 2-1979 của quân bành trướng gây đau thương cho dân tộc Việt Nam”, v.v..
Những người này cho rằng “Việt Nam đã chọn phe”, “theo phái”, “dùng ngoại giao cây tre” để “lươn lẹo”, “mơn trớn nước này”, “đu dây với nước khác”, Việt Nam đang chơi trò “ú tim”, “mèo vờn chuột” để “mặc cả với nước này” rồi lại “ve vãn với nước kia”, theo kiểu “bắt cá hai tay”. Cách nêu vấn đề và lập luận kiểu như thế là đặt điều ngang ngược, sai trái, không thể chấp nhận. Đó là kiểu lý sự cùn, thô tục, lại ngớ ngẩn của những bộ óc “bị thiểu năng trí tuệ”. Nó chẳng khác gì hành vi “lấy tay tự chọc vào mắt mình”, cố nói lấy được, nói cho sướng miệng nhưng thiếu suy nghĩ, không biết sự tình đi đến đâu, hậu quả sẽ như thế nào.
Ai có thiện chí, còn có lương tâm, bộ não còn hoạt động bình thường thì phải hiểu rằng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm chính thức Trung Quốc là xuất phát từ lời mời rất trân trọng, mến khách của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ nước Tập Cận Bình và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đây là thiện chí của người đứng đầu Đảng, đứng đầu Nhà nước và nhân dân Trung Quốc ngay sau Đại hội lần thứ XX của Đảng Cộng sản nước bạn. Chúng ta không tự đến được và theo phép lịch sự của một dân tộc có văn hóa, có văn hiến, chúng ta hoàn toàn không nên từ chối khi bạn có thiện chí thân thiện và lòng tốt nở hoa.
Chuyến thăm này không chỉ khẳng định mối quan hệ song phương giữa Việt Nam – Trung Quốc được nâng lên một tầm cao mới, mà cònphản ánh tình đoàn kết bền chặt giữa hai Đảng, hai Nhà nước, hai dân tộc, từ sự tin cậy lẫn nhau về chính trị đến kết nối phát triển kinh tế, văn hóa ngày càng được củng cố, tăng cường.
Vì vậy, nhiều báo, đài có uy tín ở Việt Nam, Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới đã giới thiệu loạt bài viết chuyên sâu; phân tích, tổng hợp và đánh giá lịch sử sự ra đời, mối quan hệ, hợp tác nhiều mặt giữa hai Đảng, hai Nhà nước với những nhận định sắc sảo về tầm nhìn, mối quan hệ, hợp tác chiến lược giữa hai Đảng, hai Nước. Đồng thời, phản ánh nguyên tắc, mối quan hệ khăng khít trên ý thức hệ Mác – Lênin giữa Đảng Cộng sản Trung Quốcvà Đảng Cộng sản Việt Nam, trên lập trường chủ nghĩa xã hội và mục tiêu, con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở mỗi nước.
Những ý kiến “bàn vào bàn ra câu chuyện Việt Nam chọn phe, theo phái Trung Quốc”, “chối bỏ, khước từ thiện chí của Mỹ và phương Tây” với cách nhìn phiến diện, một chiều, thậm chí tỏ rõ thái độ phản ứng, xuyên tạcchuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là rất đáng trách, phải đấu tranh vạch trần sự sai trái ấy. Họ đã và đang “cầm gậy chọc bánh xe”, cản trở mối quan hệ đang phát triển tốt đẹp giữa hai Đảng, hai Nhà nước, hai dân tộc vì hòa bình, thịnh vượng, phồn vinh và hạnh phúc của nhân dân mỗi nước.
Hành vi, thái độ chống đối của những người này thực chất là “trả thù quá khứ”, diễn lại tích cũ chiêu trò mới đầy tính kích động bạo lực “bài Hoa, thoát Trung”; cố tình “đội mũ ni che tai”, phớt lờ sự thật đang sống, tiếp tục cố gắng để sống hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển của nhân dân hai nước, hai dân tộc nên buông lời nhảm nhí, phá đám, buông lời “vu khống, nói lấy được”, nhưng lại thiếu suy nghĩ, chẳng có thiện chí vì hòa bình. Luận điệu sai trái của họ đầy tính vu cáo, kích động, giống như chiêu trò “đổ thêm dầu vào lửa” để gây đám cháy nên không thể chấp nhận.
Chính sách “bốn không” và quan điểm về đối tác, đối tượng của Việt Nam – Lời giải đáp ngắn gọn, súc tích, đầy tính nhân văn
Quan điểm nhất quán của Đảng ta là: Tăng cường quan hệ, hợp tác với các nước lớn, các nước láng giềng, các nước bạn bè truyền thống. Đó là xu thế khách quan, cần thiết nhưng với quan điểm rõ ràng: “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”.
Vì vậy, bạn bè quốc tế, từ xa đến gần, trong quan hệ với Việt Nam, họ đã kiểm nghiệm sự đúng, sai của tuyên bố ấy; thừa nhận quan điểm, lập trường đúng đắn, nhất quán của Việt Nam là: Luôn tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước khác; không can thiệp vào công việc nội bộ của họ. Quan hệ với Trung Quốc, Lào, Campuchia hay Hoa Kỳ và bất cứ quốc gia nào, chúng ta đều đứng vững trên lập trường nhân văn, nhân đạo ấy. Đây là thông điệp gửi đến đồng chí, đồng bào; bạn bè gần xa, trong nước và trên thế giới; gửi đến tất cả những người có quan điểm đối lập với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Việt Nam không bao giờ chọn phe phái, chỉ chọn lẽ phải, công bằng và chính nghĩa, phù hợp với triết lý nhân sinh vì hòa bình, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân Việt Nam. Điều sâu sắc ấy đã thể hiện rõ ở lập trường, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta trong xác định đối tác, đối tượng, giải quyết mối quan hệ giữa đối tác và đối tượng, giữa đối nội và đối ngoại.
Đúng vậy! Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam luôn nuôi dưỡng khát vọng sống hòa bình; đã, đang và mãi mãi phấn đấu làm hết sức mình để gìn giữ, bảo vệ nền hòa bình có được bởi nền hòa bình ấy không tự nhiên đến, không ai đem cho, biếu, tặng. Nó được đem đến, giành lại bằng chính mồ hôi, nước mắt, công sức và xương máu của đồng chí, đồng bào; của hàng triệu anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu, hy sinh vì nước, vì dân. Máu đào của họ tưới xanh tươi đồng ruộng Việt Nam; xương cốt của họ xây đắp nên lẽ sống, niềm tin chiến thắng và khí phách thiêng liêng của một dân tộc anh hùng; luôn ngẩng cao đầu đi lên phía trước, nếu “giặc đến nhà” thì “đàn bà cũng đánh”; sẵn sàng “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.
Đạo lý ấy ấy đã được chứng thực bằng chính lịch sử dân tộc Việt Nam, được Đảng ta khẳng định ngay từ khi mới ra đời: Ngoài lợi ích của nhân dân, Đảng ta không có lợi ích nào khác. Lợi ích ấy chính là chăm lo cho cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân.
Vì vậy, sau khi Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời; Đảng, Nhà nước ta đã nêu tuyên ngôn: “Việt Nam dân chủ cộng hòa – Độc lập, Tự do, Hạnh phúc”. Năm 1976, sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội; Đảng, Nhà nước ta quyết định đổi tên nước thành “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” nhưng 3 thành tố quan trọng: “Độc lập, Tự do, Hạnh phúc”, có từ khi Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời vẫn được giữ nguyên.
Đó là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn của Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta từ những năm đầu thế kỷ XX: “Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Chính vì lẽ đó, chúng ta thực hiện chủ trương: mở cửa, hội nhập quốc tế; từ chỗ “muốn làm bạn với các nước”, để chúng ta “thêm bạn bớt thù”, an yên, vững tâm chăm lo phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc. Chúng ta đã rất cố gắng làm tất cả để phá vỡ thế bao vậy, cấm vận, phong tỏa của các thế lực thù địch, chống phá Việt Nam, ngăn cản chúng ta xây dựng cuộc sống mới. Cũng chính vì thế, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc năm 1991 và bình thường hóa quan hệ với Mỹ năm 1995. Nhờ đó, quan hệ với bạn bè quốc tế của Việt Nam ngày càng mở rộng; họ hiểu và nhiệt thành giúp đỡ chúng ta.
Quan điểm của Việt Nam thể hiện rõ ràng trong cách đối nhân, xử thế; trong giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa đối tác – đối tượng; giữa đối nội – đối ngoại. Nếu chọn phe phái, khép mình trong “vỏ ốc để an toàn” như ai đó đã nói, thì làm sao Việt Nam tuyên bố chính sách “bốn không” và thực hiện theo “bốn không”. Hơn thế nữa, quan hệ với Việt Nam, các nước “lớn, nhỏ” không bao giờ “mù mờ”, “khù khờ”…
Nếu Việt Nam chọn phe này, phái nọ thì làm sao chúng ta có được mối quan hệ, hợp tác về nhiều mặt với hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ trong tổ chức Liên Hợp quốc; làm sao Việt Nam có được gần 30 nước “lớn, nhỏ” là đối tác chiến lược, đối tác toàn diện; làm sao các nước trong cộng đồng quốc tế có thiện chí với Việt Nam; ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam.
Bảo vệ hòa bình, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân – Những giá trị thiêng liêng Việt Nam luôn ưu tiên lựa chọn
Sự thật là hơn 40 năm trước đây, quân và dân ta đã buộc phải đứng lên cầm súng chống lại những hành động sai trái, đi ngược lợi ích của nhân dân ta, phá hoại tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước. Chúng ta không còn lựa chọn nào khác, buộc phải sử dụng quyền tự vệ chính đáng để bảo vệ mình. Ai cũng biết rõ không thể xóa bỏ quá khứ và không thể thay đổi lịch sử. Và nay, nếu kẻ nào xâm lấn, thôn tính Việt Nam, chúng ta sẽ kiên quyết chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc.
Cùng với đó, chúng ta hiểu rằng, thời gian luôn tiến về phía trước; chúng ta cần phải sống cho hôm nay và mai sau, cần phải thực hiện tiến bộ xã hội; phải cảnh giác với chiến tranh, bệnh tật và đói nghèo. Vì vậy, nhận thức đúng xu hướng vận động, phát triển của lịch sử là tiến lên phía trước có ý nghĩa rất quan trọng, cần phải khách quan. Muốn vậy, phải “gói lại đau thương”, “khép lại quá khứ, hướng đến tương lai”, phải hành động; xóa bỏ những mặc cảm, định kiến, hận thù, không để mâu thuẫn, bất đồng, chiến tranh tiếp tục xảy ra.
“Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai” là hành động thông minh, đầy thiện chí; một cách đối nhân, xử thế nhân văn, nhân đạo; linh hoạt và mềm dẻo để chúng ta “trọn nghĩa vẹn tình” nhằm “được việc, được người, được quan hệ”, nhân dân có được cuộc sống hoà bình, độc lập, tự do, hạnh phúc.
Nó được xây dựng trên cơ sở đạo lý, pháp lý; tuân theo những nguyên tắc chung, được bổ sung nội hàm làm cho khái niệm mới mẻ hơn, phù hợp hơn với mối quan hệ bang giao giữa hai Đảng, hai Nhà nước, hai dân tộc, có lợi cho hòa bình và phát triển, thịnh vượng, phồn vinh, hàm chứa ý nghĩa nhân văn độc đáo và sâu sắc. Làm trái điều đó là cản trở sự phát triển của lịch sử, gây hại cho dân, cho nước.
Tất cả điều đó đã nó lên rằng, Việt Nam chỉ chọn lẽ phải, chọn chính nghĩa, đi theo con đường nhân văn, nhân đạo, Việt Nam không chọn phe, theo phái hay phục tùng ai đó nếu để mất độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, nhân dân mất cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc. Đó là điều không thể chấp nhận, chúng ta không bao giờ làm điều sai trái ấy.
Hòa bình – Hạnh phúc là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Việt Nam không đổi đất, đổi biển trời; cuộc sống an vui, hạnh phúc của nhân dân để theo phe, theo phái; để có thứ hòa bình viễn vông và ngắm nhìn các mỹ từ đẹp, lộng lẫy. Ai còn chưa thông, nhìn không thoáng, hãy xem lại chính sách “bốn không” của Việt Nam, quan điểm về đối tác, đối tượng của Đảng ta sẽ nhận rõ như thế nào là đúng, như thế nào là sai; ai theo phe, theo phái mà tự sửa mình cho đúng. /.
Theo Hương Sen Việt
Hướng dẫn thực hiện Quy định của Ban Bí thư về cờ Đảng Cộng sản Việt Nam và việc sử dụng cờ Đảng
Đề cương tuyên truyền trong dịp tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2021
Một số khẩu hiệu tuyên truyền trong nhiệm kỳ về Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng